Liệu bệnh nghiệm game có thể chữa trị?
Mọc Qúy Tân
Th 6 19/07/2019
Liệu bệnh nghiệm game có thể chữa trị?
Theo các chuyên gia bệnh này hoàn toàn có thể chữa trị mà không cần dùng thuốc, bênh nghiện game hiện nay đã và dg trở thành nỗi lo lắng của các bậc phụ huynh
Hồi tháng 5/2019 này, WHO đã chính thức liệt "nghiện game" là một chứng bệnh tâm lý thứ thiệt và họ định nghĩa rằng những ai bị mất kiểm soát đối với việc chơi game, tăng mức độ ưu tiên cho chơi game hơn là các hoạt động khác như sở thích và hoạt động hàng ngày khác chính là 'bệnh nhân'.
Có thể thấy rằng căn bệnh này gây ảnh hưởng lớn tới nhiều người, bao gồm cả bệnh nhân lẫn người nhà, các mối quan hệ xã hội như tại trường học, công sở... nên cần phải có cách chữa trị đặc chủng sớm cho những ai bị 'nghiện game'.
Và rất mừng là trong một báo cáo mới của các chuyên gia tại Đức thì căn bệnh "nghiện game" này hoàn toàn có thể chữa được mà không cần dùng thuốc. Họ áp dụng phương pháp Cognitive Behaviour Therapy (CBT) tức là Liệu pháp hành vi nhận thức - một cách can thiệp tâm lý xã hội để cải thiện sức khỏe tâm thần.
Đây là phương pháp khá chuyên dụng trong y học tâm thần, chuyên dùng để điều trị các bệnh liên quan tới sợ hãi, nghiện, trầm cảm, lo âu. Quá trình trị liệu có nhiều giai đoạn và tập trung chủ yếu nhằm giải thích, giúp đỡ người bệnh (ở đây là nghiện game) hiểu rõ hơn về game, qua đó tự tiếp nhận và giải quyết các vấn đề trong cuộc sống của bản thân.
Phương pháp này giúp các đối tượng nghiện game từ từ nhận biết vấn đề mình gặp phải để tự tương đầu và dần kiểm soát hành vi của mình, từ từ thoát khỏi "cơn nghiện" để trở về với cuộc sống bình thường.
Thực tế thì chương trình thử nghiệm này đã bắt đầu từ năm 2012 đến 2017 tại một số bệnh viện tại Đức và Áo. 143 bệnh nhân được chia thành 2 nhóm với 72 người được trị liệu và 71 người thì bị cấm chơi game hoàn toàn.
Kết quả thu được là 50 người trong số 72 người trị liệu đã thoát nghiện game, chiếm tỷ lệ tới 70% và mở ra một phương pháp trị bệnh hiệu quả, không cần dùng thuốc cũng như những phương pháp cực đoan như cấm đoán, nhốt cách ly với game và internet.
Ông Kai W. Müller - một trong những tác giả của cuộc nghiên cứu này cho biết: "Điều quan trọng trước khi bắt đầu là không phải cứ thích chơi game tức là bị nghiện game. Chỉ có một lượng người nhỏ bị 'ám ảnh' vào các trò chơi điện tử và quên luôn thực tại mới là nguy hiểm. Chúng ta cần phải hiểu rõ để thuyết phục bệnh nhân rằng họ đang gặp vấn đề nghiêm trọng và cần được giúp đỡ. Các biện pháp cứng rắn đôi khi còn làm phản tác dụng".
Phương pháp trị liệu kể trên sẽ không cách ly người nghiện game xa rời khỏi màn hình một cách bạo lực mà tập trung vào việc tăng nhận thức cho họ, giúp họ tự nhìn ra vấn đề và giúp bệnh nhân tự kiểm soát hành vi ý thức của bản thân mình.
Hiện tại phương pháp này mới chỉ áp dụng cho nam giới và thời gian trị liệu vẫn còn tương đối ngắn. Do đó những ảnh hưởng về lâu về dài của nó đối với bệnh nghiện game vẫn chưa được khẳng định chắc chắn. Chính vì vậy mà nó vẫn đòi hỏi cần được nghiên cứu thêm ở một diện rộng lớn hơn và thời gian dài hơn. Tuy nhiên, nó vẫn là tiền đề để tiến hành những bước đi dài hơn hơn.
Với cuộc sống hiện đại ngày nay khi giới trẻ tiếp xúc với mobile và internet từ rất sớm đồng thời thiếu đị sự quan tâm từ phía cha mẹ nên khả năng mắc chứng nghiện game là rất cao. Chính vì vậy mà các phương pháp mang tính giáo giục, trị liệu tâm lý như trên rõ ràng sẽ 'nhẹ nhàng' hơn nhiều so với kiểu 'trại cai nghiện' vô cùng hà khắc vẫn thường được áp dụng tại một số nước châu Á như Trung Quốc, Hàn Quốc.
theo gamek